Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su   8/7/2013

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nói chung và các lĩnh vực khác nói riêng là biện pháp quan trọng cho sản xuất phục vụ phát triển kinh tế, nhất là trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đòi hỏi người sản xuất phải tạo ra được sản phẩm chất lượng cao, thân thiện môi trường... Vì vậy, vừa qua tại Thành phố Phan Thiết, Ban quản lý dự án Cạnh tranh nông nghiệp tỉnh Bình Thuận đã tổ chức hội thảo tổng kết chuyên đề “Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su”.



Dự án trên được thực hiện tại 02 huyện Đức Linh, Tánh Linh do công ty tư vấn dịch vụ kỹ thuật phát triển nông nghiệp Đà Lạt là đơn vị tư vấn thực hiện dự án. Kết quả cho thấy việc ứng dụng phân hữu cơ sinh học vào sản xuất đã mang lại hiệu quả rõ rệt cụ thể như: hàm lượng mùn trong đất tăng 7%, hệ vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, vi sinh vật tổng số tăng; tăng khả năng sinh trưởng và phát triển ở cây cao su (lá xanh hơn, đậm hơn, thời gian rụng lá chậm hơn), kéo dài thời gian cạo mủ; giảm được các loại bệnh (bệnh vàng lá (50%), bệnh phấn trắng (30%)), làm mềm vỏ cao su dễ cạo hơn; lượng phân bón hóa học giảm 43,9% vẫn đảm bảo năng suất và chất lượng, chất lượng mủ tăng cao, năng suất mủ tăng 14,56%; lợi nhuận bình quân tăng lên 24,11%... Các đại biểu đề nghị các cơ quan chuyên môn cần nhân rộng mô hình thông qua tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả sử dụng phân hữu cơ vi sinh nói trên.

Được biết diện tích cao su trên địa bàn tỉnh tính đến năm 2012 là 37.414 ha. Hiện nay, năng suất cao su đang có dấu hiệu sụt giảm do xuất hiện các loại nấm bệnh gây rụng lá, một số diện tích đất trồng cao su thuộc đất bạc màu, đầu tư phân bón chưa hợp lý, đặc biệt là phân hữu cơ sinh học chưa được chú ý. Việc thực hiện ứng dụng phân hữu cơ sinh học sẽ giải quyết được những tồn tại nói trên từ đó tăng thu nhập cho người dân trồng cao su, đồng thời tăng tính bền vững và khả năng cạnh tranh cây cao su của tỉnh nhà.

Ngô Viết Năng


Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su   (8/7/2013)
Cẩn trọng khi chọn mua nấm linh chi   (21/6/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4847305