Một số khuyến cáo khi nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thời điểm giao mùa   21/4/2020

Bình Thuận là tỉnh Cực Nam Trung bộ có chiều dài bờ biển gần 200 km, trãi dài từ Cà Ná huyện Tuy Phong đến Thắng Hải huyện Hàm Tân. Trong những năm qua Nghề nuôi tôm thương phẩm đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con làm nghề nuôi trồng thủy hải sản ven biển. Đặc biệt là huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân, lagi là những vùng nuôi tập trung tôm thẻ nhiều nhất của tỉnh. Do nghề nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con ngư dân tổ chức nuôi với mật độ khá dày đặc dẫn đến thường xuyên phát sinh dịch bệnh gây thiệt hại đáng kể cho người nuôi. Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên tôm thẻ chân trắng, Ban biên tập xin đưa ra một số khuyến cáo của Trung tâm khuyến nông Quốc gia để bà con tham khảo lựa chon áp dụng nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng.



Cuối tháng 4 đầu tháng 5 là thời điểm giao mùa thường xuyên xuất hiện mưa lớn, giông lốc; biên độ dao động nhiệt độ giữa ngày và đêm rất cao, ban ngày có thể lên trên 32 độ C, về đêm giảm xuống dưới 22 độ C làm cho môi trường nước ao nuôi tôm luôn biến động. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của tôm thậm chí có thể chết tôm tại các ao nuôi. 

Vì vậy để giảm thiểu rủi ro, gây thiệt hại cho người nuôi tôm đặc biệt các ao đang nuôi tôm chuẩn bị thu hoạch, người nuôi cần chú ý:

* Trong quá trình nuôi:

1.    Luôn đảm bảo mực nước trong ao luôn duy trì từ 1,8 -2 mét; Chạy sục khí, quạt nước đảm bảo oxy trong nước đạt trên 4mg/l.

2.    Duy trì môi trường nước ao ổn định luôn đảm bảo pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

3.    Định kỳ 5-7 ngày bổ sung men vi sinh có gốc Bacillus để ổn định môi trường ao nuôi

4.    Thức ăn cho tôm đảm bảo chất lượng ngoài ra bổ sung thêm các loại men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa, khoáng vi lượng và một số vitamin C, B1 cần thiết để tăng sức đề kháng cho tôm.

* Khi gặp thời tiết bất lợi (mưa to, giông bão, nhiệt độ giảm thấp)

1.    Tăng thời gian chạy sục khí, quạt nước.

2.    Dừng hoặc giảm lượng thức ăn cho tôm ăn so với các bữa ăn trước. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe, khả năng bắt mồi của tôm để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. 

3.    Bờ ao cao và chắc chắn đảm bảo nước mưa từ trên bờ không chảy xuống ao gây đục và ô nhiễm nước ao. Ngoài ra cần bổ sung thêm khoáng Dolomite và vôi CaO té đều khắp mặt ao để duy trì pH 7,0-8,2; độ kiềm từ 120-180 mg/l; độ mặn trong khoảng 15-20‰.

4.    Khi thời tiết, môi trường nước ao nuôi ổn định tiến hành cho tôm ăn lại bình thường theo nhu cầu của tôm. 

Phạm Công Luân tổng hợp từ nguồn –Khoa học công nghệ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia



Các tin tiếp
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   (28/10/2013)
Việc chế tạo thuốc insulin dạng viên đạt tiến bộ mới   (28/10/2013)
Mang điện mặt trời đến với nông dân   (26/9/2013)
Sản xuất năng lượng sạch từ nước thải ô nhiễm   (26/9/2013)
Tổ hợp khu hệ vi sinh vật phân hủy rơm rạ tại ruộng   (28/8/2013)
Bình Thuận: Nuôi thành công hải sâm cát   (28/8/2013)
Ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long   (15/7/2013)
Xử lý rác thải thành phân hữu cơ, mô hình hay ở Tánh Linh   (15/7/2013)
Máy in cầm tay siêu nhỏ   (12/7/2013)
Dùng gỗ chế pin "xanh"   (21/6/2013)
Kỹ thuật nuôi Dông kết hợp Thỏ Rừng lai   (15/4/2013)
Quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỳ   (15/4/2013)
Hội thảo Giải pháp chong đèn hiệu quả cho thanh long trong tình hình thiếu điện   (15/4/2013)
Xử lý tình huống cứu tàu mắc cạn   (15/4/2013)
Top 10 phần mềm thiết kế brochure miễn phí   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4847506