Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   28/10/2013

Một nhóm nghiên cứu do một nhà nghiên cứu bệnh học thực vật phân tử tại trường Đại học California, Riverside dẫn dắt đã phát hiện ra cơ chế mà tại đó, một tác nhân gây bệnh là nấm đã lây nhiễm cho gần như tất cả các loại trái cây và rau.



Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra một "cơ chế gây độc" kỳ lạ (cơ chế xảy ra nhiễm trùng) của nấm Botrytis cinerea. Tác nhân gây bệnh này có thể lây nhiễm cho hơn 200 loài thực vật, gây bệnh mốc xám nghiêm trọng cho hầu hết các loại trái cây và rau ở xung quanh chúng, ngay cả khi chúng đang được đặt trong tủ lạnh, trong thời gian hơn một tuần.
Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Science số ra ngày 4 tháng 10.
Nhiều tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, nấm và mốc nước vận chuyển các bộ phận tác động của prôtêin – các phân tử mà các tác nhân gây bệnh tiết ra - vào trong các tế bào của vật chủ để thao túng và cuối cùng sẽ làm tổn thương miễn dịch của vật chủ.
Nghiên cứu mới này đại diện cho ví dụ đầu tiên về một tác nhân gây bệnh là nấm vận chuyển các hiệu ứng RNA (RNA effectors), cụ thể là các phân tử hiệu ứng RNA nhỏ bé vào trong các tế bào vật chủ để cản trở miễn dịch của vật  chủ và gây nhiễm trùng cho cây vật chủ.
Cho đến nay, gần như tất cả các hiệu ứng tác nhân gây bệnh đã từng được nghiên cứu đều là các prôtêin, Hailing Jin - Giáo sư Bệnh học thực vật và vi sinh học, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết. Đây là nghiên cứu đầu tiên bổ sung thêm các phân tử RNA vào danh sách các cơ quan phản ứng lại kích thích. Nhóm nghiên cứu hy vọng công trình nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho công việc phát triển các phương pháp mới để kiểm soát mầm bệnh.
Các RNA nhỏ bé chỉ dẫn cho các gien bất hoạt trong một loạt các sinh vật nhân chuẩn. Trong trường hợp của nấm Botrytis cinerea, các RNA nhỏ bé bất hoạt biểu hiện gien bảo vệ vật chủ, khiến cho các tế bào cây vật chủ ít có khả năng chống lại các cuộc tấn công của nấm mốc. Quá trình này tương tự với cách thức các cơ quan phản ứng lại kích thích prôtêin làm suy yếu khả năng miễn dịch của vật chủ trong hầu hết các trường hợp của các tác nhân gây bệnh.
Can thiệp RNA hoặc can thiệp RNAi là một cơ chế điều tiết bảo vệ gien được các RNA nhỏ bé bất hoạt (hoặc ức chế) gien chỉ dẫn.
Jin và các đồng nghiệp có kế hoạch sẽ tiếp tục nghiên cứu nếu cơ chế mới lạ mà họ đã phát hiện ra này cũng sẽ giúp phát hiện ra các tác nhân gây bệnh khác.

Theo agroviet.gov.vn


Các tin tiếp
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   (28/10/2013)
Việc chế tạo thuốc insulin dạng viên đạt tiến bộ mới   (28/10/2013)
Mang điện mặt trời đến với nông dân   (26/9/2013)
Sản xuất năng lượng sạch từ nước thải ô nhiễm   (26/9/2013)
Tổ hợp khu hệ vi sinh vật phân hủy rơm rạ tại ruộng   (28/8/2013)
Bình Thuận: Nuôi thành công hải sâm cát   (28/8/2013)
Ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long   (15/7/2013)
Xử lý rác thải thành phân hữu cơ, mô hình hay ở Tánh Linh   (15/7/2013)
Máy in cầm tay siêu nhỏ   (12/7/2013)
Dùng gỗ chế pin "xanh"   (21/6/2013)
Kỹ thuật nuôi Dông kết hợp Thỏ Rừng lai   (15/4/2013)
Quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỳ   (15/4/2013)
Hội thảo Giải pháp chong đèn hiệu quả cho thanh long trong tình hình thiếu điện   (15/4/2013)
Xử lý tình huống cứu tàu mắc cạn   (15/4/2013)
Top 10 phần mềm thiết kế brochure miễn phí   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836514