Ứng dụng công nghệ tưới tự động vào chuỗi sản xuất trồng trọt và nâng cao giá trị nông sản đạt chuẩn hữu cơ.   12/5/2022

Bình Thuận có điều kiện phát triển nông nghiệp, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 356.746 ha, chiếm 44,91% diện tích đất tự nhiên. Bên cạnh đó, tỉnh có lợi thế bờ biển dài 192 km, ngư trường rộng lớn cho khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản. Vì thế, có thể nói tỉnh Bình Thuận có điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, bao trùm ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.



Thời gian qua, tỉnh đã tập trung dành nhiều nguồn lực đầu tư cho phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nhất là hệ thống thủy lợi, quan tâm đến phát triển các đối tượng giống cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, xây dựng ban hành các chính sách có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt trong năm 2021 tỉnh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Theo đánh giá ngành nông nghiệp tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020 GRDP nhóm ngành nông - lâm - thủy sản tăng bình quân 2,88%/năm, năm 2020 tỷ trọng nông - lâm - thủy sản chiếm 29,49% trong tổng giá trị tăng thêm. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp của tỉnh cũng còn nhiều khó khăn tồn tại như ứng dụng khoa học - công nghệ và cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp còn yếu; chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp còn thấp, liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp chưa hiệu quả, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao còn khó khăn.

Trong thời gian qua nhiều hộ dân, đơn vị doanh nghiêp đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, điển hình mô hình Ứng dụng công nghệ tưới tự động vào chuỗi sản xuất trồng trọt và nâng cao giá trị nông sản đạt chuẩn hữu cơ (Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao Cao Khang Quân) ở xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, mô hình ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, tái cấu trúc sản xuất, nâng cao chất lượng trái thanh long sạch đạt chuẩn hữu cơ hướng tới chuyển giao, liên kết với nông dân để xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, giảm thiểu chi phí (phân bón), bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao tính cạnh tranh và giá trị trái thanh long trên thị trường. Quy mô diện tích 6.5 ha, trong đó: Diện tích trồng thanh long 5 ha tương ứng 12.000 trụ thanh long trồng dàn; Diện tích làm nhà kính trồng nho 01 ha; Khuôn viên Farm, nhà ở, văn phòng: 0.5 ha; Công nghệ sử dụng và trồng trọt: Thanh long ứng dụng công nghệ tưới tiêu, bón phân tự động giúp tiết kiệm chi phí nhân công, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, tạo ra sản phẩm an toàn, đạt chứng nhận hữu cơ và an toàn thực phẩm, đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái. Qua đánh giá hiệu quả kinh tế của đơn vị, theo báo cáo của Hội Làm vườn tỉnh mô hình mang lại hiệu quả cụ thể:

 Chi phí đầu vào và tái cấu trúc lại sản xuất theo nông nghiệp hữu cơ:

Stt

Mô tả

Đối chứng

Mô hình

1

Sản lượng quả (Tấn/ ha/ 01 lứa nghịch vụ (NV))

10

7

2

Tiền phân hóa học (Triệu đồng/1 lứa NV)

20

0

3

Tiền phân chuồng (Triệu đồng/1 lứa NV)

50

50

4

Tiền rơm phủ gốc (Triệu đồng/1 lứa NV)

5

5

5

Tiền thuốc BVTV (Triệu đồng/01 lứa NV).

8

0

6

Vôi bột, đạm cá, Humic Mỹ, đồng, dịch tỏi

 

8

7

Tiền điện (Triệu đồng/01 lứa NV).

15

15

8

Tiền công lao động ( triệu đồng/01 lứa NV).

10

5

9

Tổng chi phí (Triệu đồng/01 lứa NV).

108

83

10

Giá bán bình quân (đ/kg), giá thanh long hữu cơ đang được bán trên thị trường.

15

35

11

Giá trị tổng sản lượng bình quân (triệu đồng/01 lứa NV).

150

245

12

Lợi nhuận (Triệu đồng/01 lứa NV).

42

162

Về hiệu quả môi trường: Ứng dụng công nghệ tưới tự động vào sản xuất thanh long hữu cơ không sử dụng chất hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu…) giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.

Về hiệu quả xã hội: Đây là việc làm tiên phong tái cấu trúc lại sản xuất để có sản phẩm chất lượng và sạch hướng tới nhiều thị trường và đáp ứng những thị trường khó tính trong bài toán phụ thuộc vào một thị trường bấp bênh và khó lường trước như Trung Quốc. 

Hy vọng trong thời gian tới nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng yêu cầu thị trường, hiệu quả kinh tế; ngày càng nhiều mô hình hơn, góp phần cho ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển hơn./.

                                                                                                                                      Tác giả bài viết: Ngô Viết Năng

 


Các tin tiếp
Phản biện đề án “Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đến năm 2020”   (21/6/2013)
Sơ kết tình hình hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2013 của các trung tâm trực thuộc   (21/6/2013)
Hội Thảo “Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hội ”   (21/6/2013)
Hội thảo “Giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư và các cơ sở sản xuất kinh doanh”   (11/6/2013)
Hiệp hội Điện gió tỉnh Bình Thuận: Hội nghị thường niên năm 2013   (30/5/2013)
Chia sẻ kinh nghiệm trồng và chăm sóc hoa lan   (28/5/2013)
Liên hiệp Hội Bình Thuận: Sơ kết 5 năm (2008 – 2012) thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn   (27/5/2013)
Tập huấn chuyên đề "Sử dụng tỏi, gừng, nghệ trong nuôi gà"   (14/5/2013)
Câu lạc bộ Trí thức tổ chức tọa đàm chuyên đề   (15/4/2013)
Mức giới hạn hàm lượng histamine trong nước mắm   (15/4/2013)
Đại hội Hội Y học lần thứ II   (15/4/2013)
Bí thư Tỉnh ủy gặp mặt trí thức   (15/4/2013)
Đại hội Câu lạc bộ Trí thức tỉnh lần thứ II (nhiệm kỳ 2012 – 2017)   (1/4/2013)
Top 10 app chơi nhạc tốt nhất trên IOS   (28/3/2013)
Top 10 cửa hàng đồ gỗ nội thất uy tín nhất Tp. HCM   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4846783