Chuyển đổi số theo hướng thiết thực, hiệu quả   24/10/2022

BTO-Chuyển đổi số là lĩnh vực mới, do vậy Bình Thuận đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, lợi ích cũng như triển khai các nội dung chuyển đổi số theo hướng thiết thực, hiệu quả…



Tích cực triển khai

Bên cạnh kịp thời kiện toàn Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, đến nay tại Bình Thuận có 19/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và 10/10 UBND cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số. Tiếp đó triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 10 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số. Hiện 19/19 cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và 10/10 địa phương cũng ban hành kế hoạch triển khai thực hiện.

Đặc biệt về phát triển hạ tầng số, tính đến nay hệ thống truyền dẫn cáp quang, mạng Internet băng rộng di động 3G, 4G và cố định đã phủ đến 100% xã - phường - thị trấn trong toàn tỉnh. Gần đây tiếp tục phát triển thêm 85 vị trí trạm BTS và nâng tổng số hiện có lên 1.630 vị trí, trong đó Chi nhánh Viettel triển khai lắp đặt 5 vị trí trạm 5G phát sóng tại Bình Thuận vào giữa năm nay. Được biết, tỷ lệ dân số của tỉnh có điện thoại thông minh đạt hơn 72%, còn tỷ lệ hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng đạt gần 90% và hiện có xã Đa Kai, huyện Đức Linh đã đầu tư hệ thống truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.

Thời gian qua, Bình Thuận cũng quan tâm phát triển hoàn thiện, khai thác sử dụng các nền tảng số do tỉnh đã đầu tư và đưa vào sử dụng. Bao gồm: Trục kết nối liên thông, chia sẻ, trao đổi dữ liệu quy mô cấp tỉnh (ESB), trục liên thông chia sẻ dữ liệu quốc gia (NGSP). Hay như kết nối thanh toán trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia, đưa vào hoạt động quản lý giao diện lập trình ứng dụng (API Management) và dịch vụ xác thực… Cùng với đó, hệ thống phần mềm một cửa điện tử và Cổng dịch vụ trực tuyến của tỉnh đã được triển khai thống nhất, đồng bộ cũng như tích hợp với Cổng dịch vụ công Quốc gia. Đối với các hệ thống quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử công vụ tỉnh, hệ thống thông tin ngành y tế (VNPT-HIS), hệ thống thông tin ngành giáo dục (VN-Edu), hệ thống thông tin báo cáo và chỉ đạo điều hành tỉnh… vẫn tiếp tục được khai thác, sử dụng.

Hội thảo với Chủ đề Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chính quyền số được tổ chức mới đây tại TP. Phan Thiết.

Năm nay, địa phương cũng chủ động tổ chức một số hoạt động liên quan, điển hình là Hội thảo với chủ đề Nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, chính quyền số (diễn ra vào cuối tháng 9 tại TP. Phan Thiết). Qua đó giúp các cơ quan, đơn vị của tỉnh nắm bắt thực trạng, tình hình chuyển đổi số tại Bình Thuận cũng như kinh nghiệm thực tiễn về công tác này từ chuyên gia, doanh nghiệp và tỉnh bạn…

Thiết thực, hiệu quả

Tại Bình Thuận, cùng thời gian các sở ngành luôn tích cực tham gia triển khai nền tảng số phục vụ chuyển đổi số theo hướng thiết thực và hiệu quả trong phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số. Có thể kể đến Hệ thống thông tin Quản lý nghiệp vụ thông tin cơ sở, Nền tảng giám sát thông tin mạng xã hội của Sở Thông tin và Truyền thông. Sở Công Thương có dự án “Giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh của tỉnh Bình Thuận”. Tiếp nữa là đề án “Nâng cấp Sàn thương mại điện tử nhằm hỗ trợ kết nối giao thương 3 tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận và Lâm Đồng” và đề án “Xây dựng giải pháp xúc tiến trực tuyến hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”.

Với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì triển khai đề án “Xây dựng phần mềm Số hóa quy trình triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Thuận”. Riêng Sở Y tế có dự án “Lắp đặt hệ thống lưu, truyền hình ảnh y khoa (PACS) và hệ thống kết nối chẩn đoán hình ảnh (RIS) trong Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Thuận”. Ngoài ra tại địa phương còn triển khai các nền tảng số chuyên ngành như: Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, hệ thống TABMIS của ngành tài chính, hoặc kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử…

Du lịch – một trong những ngành kinh tế của Bình Thuận tích cực thực hiện chuyển đổi số trong thời gian qua (Ảnh minh hoạ).

Về phát triển thương mại điện tử, tại địa phương đang triển khai 2 sàn thương mại điện tử của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) và Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho sản phẩm nông nghiệp… Với ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh cũng đã đưa Sàn Thương mại du lịch Bình Thuận (địa chỉ: travelbook.vn/binhthuan) vào hoạt động ngay trước thềm cao điểm du lịch hè 2022. Đây được xem là kênh giao dịch du lịch trực tuyến giúp doanh nghiệp kết nối với các đối tác, thị trường tiềm năng trong lẫn ngoài nước nhằm tạo ra môi trường kinh doanh giao dịch nhanh chóng, tiện ích và hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển.

Tới đây, các sở ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cũng như đẩy nhanh tiến độ hoàn thành những dự án, nhiệm vụ đang thực hiện về công tác này. Đồng thời chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có chuyên môn, qua đó kịp thời đáp ứng yêu cầu trên lĩnh vực chuyển đổi số tại Bình Thuận…

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày Chuyển đổi số tỉnh Bình Thuận. Sự kiện này được tổ chức hàng năm hướng đến đẩy nhanh tiến độ triển khai nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia của tỉnh. Đồng thời thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 10 (ngày 18/3/2022) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Mặt khác còn nâng cao nhận thức đối với người dân về vai trò, ý nghĩa, lợi ích của chuyển đổi số cũng như thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công trên lĩnh vực này…

  

QUỐC TÍN (thực hiện)

Theo baobinhthuan.com.vn


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836134