Đa dạng ngành, nghề giúp nông dân tăng thu nhập   18/7/2022

Qua phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh (SXKD) giỏi, tại thị trấn Phú Long (Hàm Thuận Bắc) đã nổi lên nhiều cách làm kinh tế vườn, trang trại kinh doanh, kết hợp nhiều ngành, nghề hỗ trợ lẫn nhau thúc đẩy sản xuất, tăng thu nhập.



Phát huy lợi thế địa phương

Dù không phải đang vào cao điểm vụ sản xuất bánh tráng trong năm nhưng lò bánh tráng máy của bà Lương Thị Riêm ở khu phố Phú Thịnh cũng tất bật không kém. Ngoài xay bột, tráng bánh bằng máy thì các công đoạn khác như xếp bánh tráng lên vỉ đưa ra sân phơi, gỡ bánh tráng rồi đóng gói vận chuyển đều làm thủ công. Mặc cho cái nóng của ngày hè, ngoài 70 tuổi bà Riêm vẫn nhanh nhẹn cùng với 8 lao động luôn tay làm việc. Bà Riêm cho biết: “Tôi gắn bó với nghề làm bánh tráng hơn nửa đời người, lúc trước tráng bánh truyền thống, chỉ mới 2 năm nay tôi đầu tư xây lò bánh tráng máy mở rộng thêm quy mô cũng như tăng khối lượng sản xuất. Hiện bánh tráng làm ra bỏ mối ổn định cho khách hàng trong và ngoài tỉnh, đầu ra không lo vì họ đã quen với chất lượng, độ ngon có tiếng của bánh tráng Phú Long lâu nay”. Mỗi ngày lò bánh tráng máy bà Riêm sản xuất từ 700 - 800 kg bột, thu nhập của mỗi khẩu trong gia đình từ 10 triệu đồng/tháng trở lên, ngoài ra còn tạo thu nhập cho từ 8 - 10 lao động địa phương. Hội Nông dân thị trấn Phú Long cho biết, toàn thị trấn hiện có 6 lò bánh tráng máy giải quyết việc làm cho từ 20 - 40 lao động hàng tháng. 

Ngoài ra, nhiều hộ nông dân còn thành công với một số cách làm kinh tế hiệu quả khác là kết hợp chăn nuôi, trồng trọt phát triển kinh tế hộ. Điển hình như hộ anh Nguyễn Phước Nghĩa ở khu phố Phú Xuân có đến 5 ha đất canh tác đầu tư trồng hơn 1.000 gốc na Thái. Ngoài ra, anh còn kết hợp trang trại nuôi trên 10.000 con gà bán thịt mỗi năm cho gia đình thu nhập trên 500 triệu đồng và giải quyết việc làm cho 6 lao động hàng tháng. Còn đối với phong trào phát triển kinh tế tập thể thời gian qua, các Tổ rau an toàn Phú Trường, Phú Cường, Phú An tiếp tục duy trì, phát triển với 56 hộ dân tham gia sản xuất 13 ha rau. Trong đó, nổi bật là Tổ rau Phú Trường hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng 250 tấn rau trong và ngoài tỉnh, các thành viên trong tổ rau đều được công nhận là nông dân SXKD giỏi các cấp. Ước tính mỗi thành viên trong tổ rau sau khi trừ các chi phí sản xuất, thu nhập bình quân trên 230 triệu đồng/năm. Cũng thông qua tổ rau đã phổ biến các nội dung chủ trương của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Nhiều hội viên tích cực tham gia đóng góp kinh phí xây dựng đường bê tông – xi măng ở các tuyến đường thuộc xóm Vườn Phú Xuân, Dương Xuân, An Long với số tiền trên 2 tỷ đồng. 

Chuyển dịch kinh tế, ngành, nghề nông thôn

Ông Đỗ Thanh Hùng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Phú Long khẳng định: Phong trào nông dân thi đua SXKD đã tác động rất lớn đến việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương, nhất là thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, HĐND đã xác định lấy thị trấn Phú Long là cửa ngõ để phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông dân đã phát huy sự sáng tạo khai thác tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng đất đai, nguồn lao động địa phương để phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể cải thiện cuộc sống nên số hộ giàu tăng lên.

Thống kê của Hội Nông dân thị trấn Phú Long, trong 5 năm gần đây (2017 – 2022), toàn thị trấn có 8.750 hộ nông dân đăng ký sản xuất kinh doanh giỏi thì có 4.375 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Nếu so sánh với giai đoạn (2014 – 2017) đã tăng lên 2.413 hộ, trong đó nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh tăng 555 hộ, cấp huyện 836 hộ và 1.022 hộ cấp thị trấn.

Ông Đỗ Thành Cang - Phó Chủ tịch UBND thị trấn Phú Long cho biết, thời gian tới địa phương tích cực hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân bên ngoài đầu tư vào thị trấn tạo điều kiện cho hộ phát triển SXKD. Vận động nông dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm phát huy nội lực, khai thác tốt tiềm năng về tư liệu sản xuất, lao động ở địa phương. Đồng thời, tranh thủ mọi nguồn vốn từ các ngân hàng giúp cho nông dân tăng quy mô SXKD chuyển dịch kinh tế, tổ chức hoạt động ngành, nghề nông thôn.

                                                                                                                                        Nguồn:baobinhthuan.com.vn

 


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836297