Triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản   12/3/2022

BTO - Hôm nay (11/3), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong đã có văn bản đến các sở, ngành, địa phương liên quan để triển khai một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh.

 

 



Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các địa phương rà soát cụ thể quy mô, tình hình sản xuất, chế biến các loại nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên nắm bắt thông tin tình hình sản lượng, giá cả các loại nông sản theo từng thời điểm để có kế hoạch hỗ trợ kết nối sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Phối hợp với Sở Công Thương theo dõi, cập nhật thông tin tình hình tiêu thụ nông sản (đặc biệt đối với thanh long), tình trạng ùn ứ, tồn đọng tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc để cung cấp kịp thời cho người dân, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp. Triển khai các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng nông sản có sản lượng lớn, đã vào vụ thu hoạch, nhất là thanh long. Ưu tiên hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, dự trữ nông sản.

UBND tỉnh cũng yêu cầu việc đẩy mạnh sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ. Song song, phát triển các vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa, tập trung, bền vững đảm bảo chất lượng phục vụ xuất khẩu, tiêu thụ và chế biến. Hướng dẫn người dân, doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp thu mua, đóng gói, vận chuyển thanh long tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

 Sở Công Thương tiếp tục phối hợp với các tỉnh biên giới phía Bắc nắm bắt, cập nhật kịp thời thông tin để cung cấp cho các doanh nghiệp có phương án sản xuất hiệu quả. Điều tiết lượng hàng lên cửa khẩu, lối mở phù hợp với năng lực và tiến độ thông quan. Đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, tiêu thụ nông sản giữa tỉnh Bình Thuận với các tỉnh, thành. Tập trung vào các hệ thống bán lẻ, chuỗi siêu thị trong nước. Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh nông sản chủ động kiểm soát tốt chất lượng an toàn thực phẩm. Thực hiện đúng quy định về sử dụng mã số vùng trồng, mã số vùng nuôi, mã số nhà đóng gói… 

Được biết, trong thời gian qua, tình hình xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do phía Trung Quốc thực hiện chính sách zero Covid, các cửa khẩu phía Bắc liên tục bị đóng cửa, ngừng thông quan. Riêng tại Bình Thuận, mặt hàng thanh long rất khó tiêu thụ, giá bán thấp, chỉ từ 500- 2.000 đồng/kg. Theo Hiệp hội thanh long tỉnh, dự kiến đến hết tháng 3/2022, toàn tỉnh có trên 100.000 tấn thanh long cần được tiêu thụ.

                                                                                                                                     Nguồn: baobinhthuan.com.vn


Các tin tiếp
Sản lượng thủy sản 4 tháng đầu năm 2020 ước đạt gần 17 nghìn tấn   (15/5/2020)
Bình Thuận công bố tình huống khẩn cấp do hạn hán cấp độ 2: Nhiều việc cấp bách cần làm để chống hạn   (8/5/2020)
4 tháng đầu năm 2020: Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được duy trì ổn định   (6/5/2020)
Tình hình Kinh tế - xã hội tháng 4 năm 2020   (6/5/2020)
QUYẾT ĐỊNH Về việc ban hành Ngân hàng (cơ sở dữ liệu) tên đường và công trình công cộng trên địa bàn tỉnh   (6/5/2020)
Bình Thuận: Ban hành quyết định công bố chỉ số cải cách hành chính (Par index) năm 2019 của các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh   (5/5/2020)
Đảm bảo thị trường hoạt động ổn định xuyên suốt thời gian phòng, chống dịch COVID-19   (4/5/2020)
Bình Thuận đạt nhiều kết quả tích cực sau hơn 2 năm thực hiện giải pháp cấp bách chống khai thác IUU   (4/5/2020)
Sẽ sớm có giải pháp phục hồi nền kinh tế   (4/5/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI QUÝ I NĂM 2020   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2019   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2018 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI NĂM 2017 TỈNH BÌNH THUẬN   (7/4/2020)
TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI THÁNG 12 VÀ CẢ NĂM 2016   (7/4/2020)
Bình Thuận thu ngân sách trong Quý I năm 2020 đạt 2.712 tỷ đồng   (6/4/2020)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4843526