KỸ THUẬT NUÔI CÁ CHIÊN TRONG LỒNG   27/6/2019

1. Quy trình kỹ thuật nuôi cá Chiên thương phẩm trong lồng: Thiết kế, Chuẩn bị lồng nuôi –> Thả cá giống –> Quản lý chăm sóc –> Thu hoạch cá

Hiện nay, Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I đã chủ động sản xuất giống nhân tạo giống cá Chiên phục vụ nuôi thương phẩm. Phương pháp sản xuất nhân tạo cá Chiên là môi trường được thuần hóa tốt nhất ngay từ giai đoạn ấu trùng: dòng  nước chảy hạn chế (nước tĩnh); hàm lượng ô xy hòa tan thấp hơn nhiều ở hồ, sông suối; môi trường ương nuôi chật hẹp mật độ cao; sử dụng một phần thức ăn công nghiệp. Do đó, khi ương nuôi cá giống sinh sản nhân tạo đạt tỷ lệ sống cao, phàm ăn và có khả năng chống chịu bệnh, sinh trưởng tốt.



Đây là nguồn cá Chiên giống đảm bảo đủ các điều kiện cần thiết cho giai đoạn nuôi cá thương phẩm sau này, đó là nuôi cá lồng trên sông và hồ chứa nước cần đảm bảo một số chỉ tiêu sau:

+ Cá có thể sống trong môi trường chật hẹp.

+ Tốc độ sinh trưởng nhanh, rút ngắn thời gian nuôi.

+ Có khả năng kháng bệnh.

+ Có phổ thức ăn rộng, sử dụng thức ăn sẵn có tại địa phương.

+ Giá thành sản phẩm thấp, giá thương mại cao, dễ tiêu thụ.

2. Thả cá giống

+ Vận chuyển cá giống: Vận chuyển con giống được chuẩn bị chu đáo, cá phải ép (nhịn đói) với mật độ cao, thời gian ép từ 20 - 24 giờ, sau thời gian ép cá cá khỏe mạnh, đồng đều kích cỡ, hoạt động nhanh nhẹn đủ điều kiện vận chuyển cá đến địa điểm thả cá. Mật độ đóng cá vận chuyển kín bằng túi bơm ô xy: 500 con/túi (2,5 kg cá giống/túi 30 lít nước).

+ Kích cỡ con giống: Cá Chiên giống nuôi thương phẩm trong lồng trên sông, hồ chứa nên thả cá giống kích cỡ: 12 - 15 cm, khối lượng: 50 - 60 g/con. Nếu có điều kiện nên thả cá giống cỡ lớn 100 - 200g/con.

+ Nguồn gốc cá giống: Được sản xuất giống nhân tạo, ương cá giống đủ tiêu chuẩn giống, cỡ đồng đều mới thả nuôi.

+ Cá giống phải khỏe mạnh, không dị hình, xây xát, kích cỡ đồng đều, không bị mất nhớt. Cá hoạt động linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, bơi chìm. Không mang mầm bệnh.

+ Mật độ thả nuôi: 

Nuôi lồng trên hồ chứa thả 15 con/m3 lồng (tính thể tích lồng ngập trong nước).

Nuôi lồng trên sông tối đa: 20 con/m3 lồng nuôi. Nên nuôi ở mật độ thưa từ 7- 10 con/m3

+ Trước khi thả giống nuôi phải kiểm tra một số loại bệnh ký sinh trùng trên cá: Trùng bánh xe, trùng quả dưa, nấm thuỷ my.

+ Xử lý trước khi thả: Tắm nước muối 1- 3% cho cá trước khi thả vào lồng nuôi. Khi thả cá, tránh gây stress cho cá bằng cách cân bằng môi trường trong túi vận chuyển với bên ngoài, ngâm túi chở cá vào lồng nuôi trong thời gian 10 - 15 phút, sau đó cho nước từ từ vào miệng túi và tiến hành thả cá.

3.   Chăm sóc cá

+ Thức ăn cho cá Chiên bằng cá tạp (loại cá nhỏ, rẻ tiền), cá được cắt (băm) vừa cỡ miệng cá.

+ Phải đảm bảo thức ăn tươi sống, hoặc bảo quản lạnh, không cho cá ăn thức ăn bị ôi thối, thức ăn mang mầm bệnh.

+ Kỹ thuật cho cá ăn:

Cỡ cá giống 50- 150g/con cho cá ăn 2 lần/ngày. Khẩu phần 5- 7% khối lượng đàn cá. Cho cá ăn bữa sáng lúc 8h sáng, bữa chiều lúc 16- 17h.

Cá > 150g/con cho cá ăn 1 lần/ngày lúc 16- 17h hàng ngày. Khẩu phần ăn 3- 5% khối lượng đàn cá.

+ Kiểm tra thường xuyên sàn thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, không để thức ăn dư thừa dễ gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh cho cá.

+ Dụng cụ cho cá ăn: Dùng sàng lưới Ø80 cm cho ăn, chiều cao thành xung quanh có lưới chắn cao 10 -15 cm tránh thức ăn trôi ra ngoài.

+ Định kỳ theo dõi tốc độ tăng trưởng của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Chu kỳ theo dõi 1 lần/tháng, số liệu thu mẫu sinh trưởng chiều dài và khối lượng cá, số lượng mẫu 30 cá thể. Kết quả thu mẫu, sẽ điều chỉnh khẩu phần thức ăn cho tháng tiếp theo. 

4. Quản lý lồng nuôi

Quản lý chăm sóc: Cứ 2-3 ngày vệ sinh lồng một lần, vệ sinh lồng bè trước khi cho cá ăn để đảm bảo nước lưu thông tốt, cung cấp đủ ô xy hoà tan cho cá.

Khi nước chảy mạnh phải có biện pháp che chắn làm giảm lưu tốc của nước qua bè. Kiểm tra thường xuyên các bộ phận của lồng, để kịp thời thay thế sửa chữa các phần yếu. Khi nước chảy yếu phải có biện pháp quạt hoặc sục khí làm tăng cường lượng nước lưu thông cho lồng, bè nuôi. 

Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của cá, nhất là khi cho cá ăn để phát hiện bệnh dịch kịp thời. Thời điểm cá hay bệnh là đầu mùa lũ và cuối mùa lũ vào tháng 9-10 ở miền bắc. Vào mùa lũ bão cần theo dõi dự báo thời tiết để di chuyển lồng bè đến nơi an toàn.

Những ngày động giông, mưa, bão nên kiểm tra lồng cẩn thận, neo chắc chắn và thêm dây neo để đảm bảo không bị đứt dây neo khi có dòng chảy mạnh, neo lồng vào những nơi an toàn, có thể thu hoạch bớt cá lớn để giảm trọng lượng cá trong lồng, và giảm bớt thiệt hại nếu có thể xẩy ra.

Quản lý lồng nuôi cá Chiên phải được tiến hành hàng ngày, quan sát các hoạt động của cá trong lồng nuôi, mức độ sử dụng thức ăn và các hiện tượng bất thường của cá và môi trường để đưa ra các phương án xử lý cho phù hợp gồm:

Cá thay đổi màu sắc;

Cá kém ăn hoặc bỏ ăn, dư thừa thức ăn;

Hoạt động cá bất thường;

Xuất hiện các dấu hiệu mắc bệnh: lồi mắt, lở loét, xuất huyết, đen thân, mất nhớt.

 Định kỳ vệ sinh lồng nuôi tuần/lần: Dùng bàn chải nhựa vệ sinh thành lưới lồng trước bữa ăn. Kiểm tra lưới lồng phát hiện rách, rạn xử lý tránh thất thoát cá. Loại bỏ rác thải, vật cứng vào lồng.

 Phát hiện cá bị bệnh xử lý bằng tắm thuốc và tách nuôi riêng lồng lưới khác hoặc chuyển hẳn lồng khác tránh cá bị bệnh lây nhiễm sang cá khỏe. Thực hiện tốt việc quản lý cá, lồng nuôi đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Định kỳ thay lưới lồng 1 lần/tháng, đảm bảo lồng nuôi có nguồn nước lưu thông tốt. Loại bỏ rác trôi nổi và các vật cứng vào khu lồng bè nuôi cá.

 Sàng cho ăn vệ sinh hàng ngày trước khi cho ăn, loại bỏ thức ăn thừa, điều  chỉnh khẩu phần ăn hợp lý.

 Treo túi vôi thường xuyên khu vực đầu nguồn nước vào lồng để sát khuẩn, lượng 2 kg vôi/4m3lồng nuôi.

     Định kỳ cho cá bổ sung VTM, khoáng chất tăng sức đề kháng và thuốc phòng bệnh cho cá.

5. Theo dõi các yếu tố môi trường

Các yếu tố môi trường được theo dõi, cập nhật: Theo dõi điều kiện môi trường trong lồng nuôi 1lần/tuần:

Nhiệt độ đo bằng nhiệt kế bách phân.

Ôxy hòa tan; pH bằng máy đo bằng bộ Test.

Độ trong đo độ trong bằng đĩa sechi.

Đảm bảo các điều kiện môi trường:

Nhiệt độ nước từ 28- 300C.

Ðộ pH trong khoảng từ 6,5 đến 8,0.

Ðộ trong từ 25 đến 30 cm.

Hàm lượng ôxy hoà tan lớn hơn 4 mg/l.

+ Theo dõi diễn biến ảnh hưởng các trận bão, lũ đến khu vực lồng nuôi trong quá trình thực hiện dự án.

+ Theo dõi mực nước sông, hồ trong thời gian thực hiện dự án và thực hiện theo các chỉ dẫn của cơ quan chuyên môn./.

Theohttp://khoahocchonhanong.com.vn


Các tin tiếp
Kỹ thuật trồng gừng   (3/10/2017)
Phương pháp nuôi tôm mùa mưa   (27/9/2017)
Kỹ thuật trồng cây chanh cho trái quanh năm   (21/9/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái ra trái quanh năm   (31/8/2017)
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây xanh   (15/8/2017)
Tập huấn trồng rau an toàn   (14/8/2017)
Kỹ thuật nuôi ếch   (14/4/2017)
Bắp lai đơn SK 100 cho năng suất cao trên đất Đông Tiến   (14/10/2016)
Quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu   (30/9/2016)
Sử dụng sóng âm mới để sản xuất siêu vắc xin   (20/1/2016)
Giải bài toán điện cho thanh long   (28/10/2015)
Kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính   (21/10/2015)
Biến rơm thành phân bón, tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng   (14/9/2015)
Ứng dụng phân hữu cơ sinh học nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng tính bền vững trong canh tác cao su   (8/7/2013)
Cẩn trọng khi chọn mua nấm linh chi   (21/6/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4843308