Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ của Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận.   13/7/2020

Khoa học công nghệ (KHCN) là một trong những động lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các cơ sở giáo dục, hoạt động này không thể thiếu và trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay và càng có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra đội nhân lực chất lượng trong hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội. Tại Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận, nhiệm vụ KHCN luôn được Ban giám hiệu Nhà trường xem là nhiệm vụ quan trọng, bao gồm các hoạt động: Nghiên cứu khoa học (NCKH); Hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia NCKH, tham gia các Hội thi, Cuộc thi, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật vào giảng dạy và nghiên cứu.



Với tinh thần đó, trong những năm qua đặc biệt là từ năm học 2016 - 2017 đến nay, Trường đã có 92 nhiệm vụ KHCN được nghiệm thu, các nhiệm vụ KHCN đã thu hút được nhiều giảng viên tham gia, chất lượng đề tài ngày càng đi sâu về chất lượng và đa dạng dưới nhiều hình thức như: tham gia Hội thi Sáng tạo kỹ thuật, Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh trong đó có nhiều giải pháp đạt giải; Tham gia Hội thi thiết bị đào tạo tự làm quốc gia do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức và đều đạt giải cao; Có 05 báo cáo khoa học được của Trường được đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Trường đã tổ chức cho giảng viên, viên chức, người lao động đăng ký, thực hiện, xét duyệt đề cương, nghiệm thu cấp đơn vị 28 đề tài KHCN trong đó có 05 mô hình thiết bị dạy học, 06 sáng kiến kinh nghiệm chế tạo 10 máy rửa tay sát khuẩn tự động sử dụng công nghệ lập trình Arduino và tham gia các giải pháp Cuộc thi Sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên, Nhi đồng của tỉnh.

Bên cạnh đó Trường cũng còn một số tồn tại như: hoạt động KHCN giữa các khoa, trong từng khoa và từng bộ môn chưa đồng đều; chất lượng và hình thức chủ yếu vẫn là viết sáng kiến, giải pháp, tham gia hội thi, cuộc thi.

Nhằm tiếp tục đẩy mạnh triển khai hoạt động KHCN tại Trường, gắn với thực hiện Quyết định 3399/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 của UBND tỉnh về việc phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu ngành KHCN giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 tạo một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Một số giải pháp xem xét thực hiện:

Một là, tăng cường nâng cao nhận thức: Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giảng viên, học sinh, sinh viên về vai trò và lợi ích của hoạt động KHCN đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng, đồng thời giúp giảng viên xác định rõ hoạt động giảng dạy và KHCN phải thực hiện song hành.

Hai là, nâng cao năng lực nghiên cứu: Thường xuyên quan tâm và có các định hướng đối với công tác NCKH, như: tạo thêm hình thức hoạt động KHCN, các chương trình hợp tác để giảng viên, đặc biệt là giảng viên trẻ được tham gia; tổ chức các hội thảo khoa học, tập huấn nhằm chia sẽ những kinh nghiệm, kết quả, hiệu quả của công tác NCKH; hỗ trợ và tạo điều kiện để giảng viên nâng cao trình độ sau đại học, trình độ ngoại ngữ.

Ba là, chính sách ưu đãi trong nghiên cứu khoa học: xem xét việc nâng cao mức chi cho hoạt động KHCN gắn với tăng cường giám sát việc áp dụng kết quả đề tài sau nghiệm thu; nâng cao chính sách động viên và khen thưởng đối với các tác giả: đạt giải tại các Hội thi, Cuộc thi, công trình nghiên cứu KHCN cấp tỉnh, cấp Bộ ngành…, đề tài được đặt hàng, có bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước, ngoài nước.

Bốn là, đẩy mạnh đưa văn hóa nghiên cứu vào Trường: cần xây dựng kế hoạch, lộ trình nghiên cứu KHCN phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của nhà trường sao cho sát với thực tế. Việc nghiên cứu không cần đặt ra to tát mà trước hết để chuyển giao công nghệ đào tạo và theo lộ trình.

Năm là, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức KHCN trong, ngoài tỉnh: để triển khai các hoạt động KHCN kết hợp với hoạt động đào tạo và chuyển giao kỹ thuật công nghệ; tạo điều kiện cho giảng viên, sinh viên tìm hiểu các vấn đề thực tiễn của địa phương, từ đó làm cơ sở cho xác định đúng hướng nghiên cứu góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra. Đồng thời, phối hợp với một số doanh nghiệp trong việc đặt hàng các sản phẩm khoa học công nghệ./.

                                                                       Tác giả bài viết: Hồ Văn Khang


Các tin tiếp
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   (28/10/2013)
Việc chế tạo thuốc insulin dạng viên đạt tiến bộ mới   (28/10/2013)
Mang điện mặt trời đến với nông dân   (26/9/2013)
Sản xuất năng lượng sạch từ nước thải ô nhiễm   (26/9/2013)
Tổ hợp khu hệ vi sinh vật phân hủy rơm rạ tại ruộng   (28/8/2013)
Bình Thuận: Nuôi thành công hải sâm cát   (28/8/2013)
Ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long   (15/7/2013)
Xử lý rác thải thành phân hữu cơ, mô hình hay ở Tánh Linh   (15/7/2013)
Máy in cầm tay siêu nhỏ   (12/7/2013)
Dùng gỗ chế pin "xanh"   (21/6/2013)
Kỹ thuật nuôi Dông kết hợp Thỏ Rừng lai   (15/4/2013)
Quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỳ   (15/4/2013)
Hội thảo Giải pháp chong đèn hiệu quả cho thanh long trong tình hình thiếu điện   (15/4/2013)
Xử lý tình huống cứu tàu mắc cạn   (15/4/2013)
Top 10 phần mềm thiết kế brochure miễn phí   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836214