Công nghệ sạc pin có khả năng khử mặn   26/2/2016

Theo một nghiên cứu mới của các kỹ sư tại trường Đại học Illinois, công nghệ sạc pin cho các thiết bị điện tử có thể cung cấp nước ngọt từ các vùng biển nước mặn. Điện chạy qua pin chứa đầy nước mặn hút các ion muối ra khỏi nước.



"Chúng tôi đang chế tạo một thiết bị sẽ sử dụng các vật liệu trong pin để khử mặn cho nước mà chỉ tiêu tốn ít năng lượng nhất", GS. Kyle Smith, đồng tác giả nghiên cứu nói. "Điều chúng tôi thấy thích thú là thông qua công bố bài báo nghiên cứu này, chúng tôi đã giới thiệu một thiết bị mới cho cộng đồng chuyên gia chế tạo pin và cộng đồng kỹ sư khử mặn".

Công nghệ khử mặn đang ngày càng được quan tâm khi nhu cầu nước gia tăng, đặc biệt trong các khu vực hạn hán. Tuy nhiên, các rào cản kỹ thuật và khối lượng lớn năng lượng cần thiết đã cản trở việc triển khai công nghệ trên diện rộng. Phương pháp thẩm thấu ngược được áp dụng phổ biến nhất, đẩy nước qua màng để giữ lại muối, là một qui trình tốn kém và tiêu hao nhiều năng lượng. Trái lại, phương pháp dùng pin sử dụng điện để đẩy các ion muối ra khỏi nước.

Các nhà nghiên cứu đã lấy cảm hứng từ pin ion natri chứa nước muối. Loại pin này có 2 ngăn, một điện cực dương và một điện cực âm với một tấm phân cách ở giữa cho phép các ion di chuyển qua. Khi pin xả sạc, các ion natri và clorua, 2 thành phần của muối được hút vào một ngăn, để nước mặn ở ngăn còn lại.

Trong pin thường, các ion khuếch tán trở lại khi dòng chảy đi theo một hướng khác. Nhóm nghiên cứu đã phải tìm cách để giữ cho muối tách khỏi nước được xử lý tinh khiết.

Phương pháp sử dụng pin có một số ưu thế vượt trội hơn phương pháp thẩm thấu ngược. Thiết bị pin có thể nhỏ hoặc lớn tùy theo các ứng dụng khác nhau, trong khi các thiết bị thẩm thấu ngược phải có kích thước rất lớn mới hiệu quả chi phí. Áp lực cần để bơm nước ít hơn nhiều, vì chỉ cần cho nước chảy qua các điện cực thay vì đẩy nước qua màng. Điều này có nghĩa là nhu cầu năng lượng thấp hơn nhiều, nên chi phí giảm. Ngoài ra, tỷ lệ nước chảy có thể được điều chỉnh dễ dàng hơn so với các công nghệ khử mặn khác đòi hỏi hệ thống ống nước phức tạp.

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu mô hình để đánh giá hiệu quả của thiết bị khi xử lý nồng độ muối cao như trong nước biển. Kết quả cho thấy thiết bị có thể thu hồi 80% nước mặn. Tuy nhiên, các mô phỏng không tính đến các chất ô nhiễm khác trong nước, do đó, các nhà khoa học đang hướng đến những thí nghiệm với nước biển.

Theo vista.gov.vn


Các tin tiếp
Nghiên cứu cơ chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh do nấm mốc ở rau quả   (28/10/2013)
Việc chế tạo thuốc insulin dạng viên đạt tiến bộ mới   (28/10/2013)
Mang điện mặt trời đến với nông dân   (26/9/2013)
Sản xuất năng lượng sạch từ nước thải ô nhiễm   (26/9/2013)
Tổ hợp khu hệ vi sinh vật phân hủy rơm rạ tại ruộng   (28/8/2013)
Bình Thuận: Nuôi thành công hải sâm cát   (28/8/2013)
Ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long   (15/7/2013)
Xử lý rác thải thành phân hữu cơ, mô hình hay ở Tánh Linh   (15/7/2013)
Máy in cầm tay siêu nhỏ   (12/7/2013)
Dùng gỗ chế pin "xanh"   (21/6/2013)
Kỹ thuật nuôi Dông kết hợp Thỏ Rừng lai   (15/4/2013)
Quy trình kỹ thuật trồng cây khoai mỳ   (15/4/2013)
Hội thảo Giải pháp chong đèn hiệu quả cho thanh long trong tình hình thiếu điện   (15/4/2013)
Xử lý tình huống cứu tàu mắc cạn   (15/4/2013)
Top 10 phần mềm thiết kế brochure miễn phí   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4836081