Nhận biết và phòng tránh chấn thương sọ não ở trẻ em   22/9/2015

Chấn thương sọ não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong hiện nay. Các tai nạn thương tích mỗi năm cướp đi sinh mạng của 5 triệu người trên thế giới. Đối với trẻ em, chấn thương này thường gặp ở những trẻ dưới 5 tuổi do té hoặc va đụng trong nhà. Trẻ càng nhỏ càng dễ bị chấn thương sọ não do phần đầu còn to và nặng. Vì vậy đầu thường rơi xuống trước, do các cháu còn nhỏ chưa có khả năng điều chỉnh tư thế cân bằng khi té.



Hiệu quả điều trị phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cấp cứu cũng như việc phát hiện sớm các dấu chứng sau khi xảy ra tai nạn . Nếu điều trị sớm trẻ phục hồi nhanh, ngược lại sẽ tử vong hoặc để lại những di chứng nặng nề.

* Các dấu hiệu sớm phát hiện chấn thương sọ não :

+ Ngay sau té bất tỉnh hơn 01 phút.

+ Sau té trẻ vẫn tỉnh táo nhưng sau đó một thời gian lại xuất hiện những dấu bất thường về tri giác (Kích động, khó dỗ, ngủ nhiều, lơ mơ, tiếp xúc kém hoặc bất tỉnh hoàn toàn)

+ Đồng tử 2 bên không đều.

+ Co giật.

+ Mất tư thế thăng bằng

+ Thóp của trẻ căng phồng lên sau một thời gian chấn thương, vẻ mặt xanh xao.

+ Rối loạn vận động yếu một chi hoặc một phần của chi.

+ Trẻ chấn thương nhiều nơi, có máu chảy nhiều.

Vì vậy, sau khi trẻ bị té có một trong những triệu chứng trên nên phải đưa trẻ đến ngay bệnh viện để chẩn đoán và xử trí kịp thời; tránh những biến chứng nguy hiểm như dập não, chảy máu não, tụ máu hoặc chảy máu nội sọ…

* Để phòng tránh chấn thương sọ não và những hậu quả nghiêm trọng do nó gây ra, những bậc cha mẹ có con nhỏ cần lưu ý những điều sau :

+ Cha mẹ nên cho con đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

+ Trông nom cẩn thận khi trẻ mới biết bò, biết đi.

+ Giường nằm của trẻ không cao so với mặt đất, cần có tấm chắn, phía dưới giường hoặc võng có lót đệm.

+ Gia đình có cầu thang cần làm cửa ngăn lại, không để trẻ tự ý leo lên giá cao, cửa sổ đang mở hoặc lần bước xuống thang gác.

+ Không để trẻ đi lại trong lúc lau sàn nhà (Vì sàn nhà lúc lau rất trơn).

+ Giải thích dần cho trẻ những nguy hiểm có thể xảy ra.

+ Khi bị chấn thương ở đầu cần đưa trẻ đi khám ngay, nếu bác sỹ cho về nhà, trẻ vẫn phải được theo dõi sát theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.

 
BS ĐOÀN THÀNH CÔNG
(Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Thuận)

Các tin tiếp
Thoát vị đĩa đệm   (23/11/2015)
Dụng cụ diệt ruồi vàng   (18/11/2015)
TÓM TẮT QUY TRÌNH XỬ LÝ CÀNH, QUẢ THANH LONG BỊ BỆNH   (28/10/2015)
SĂN SÓC ĐIỀU DƯỠNG   (26/10/2015)
Sản xuất khung xe đạp bằng tre   (26/9/2015)
Nhận biết và phòng tránh chấn thương sọ não ở trẻ em   (22/9/2015)
Làm thế nào để hạn chế tai biến điều trị xảy ra trong bệnh viện   (8/4/2014)
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm nước lợ thâm canh, bán thâm canh hạn chế dịch bệnh   (28/10/2013)
Hạn chế rụng trái non trên cây ăn trái   (26/9/2013)
Chủ động sản xuất lúa vụ mùa năm 2013   (12/8/2013)
Kỹ thuật sử dụng một số loại phân mới cho sản xuất đậu phụng vụ mùa 2013   (12/8/2013)
Công nghệ xử lý nước nhiễm Asen và kim loại nặng   (15/7/2013)
Lưu ý khi nuôi cá nước ngọt   (12/7/2013)
Nuôi cá thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp   (24/6/2013)
Công nghệ xây dựng mới: Nhanh hơn - rẻ hơn   (28/3/2013)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4847131