Đẩy mạnh triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất nông nghiệp   7/3/2022

Nhằm cung cấp thông tin và chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao năng suất, đồng thời tăng thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Sáng ngày 04/3/2022, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Đức Linh tổ chức lớp tập huấn trực tuyến với chuyên đề “Mô hình tạo chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm, phân hữu cơ từ một nguồn nguyên liệu ban đầu”.



Tham dự có ông Nguyễn Đức Binh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện, các đồng chí là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Nông dân của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đức Linh. Chủ trì tập huấn đồng chí Võ Thị Thu Nguyệt – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh.

Tại buổi tập huấn, Th.S Lê Việt Kỳ - Cán bộ Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN đã trình bày đến các đại biểu về quy trình trồng nấm linh chi từ phế phụ phẩm nông nghiệp, quy trình kỹ thuật trồng nấm rơm trên mùn cưa thải sau trồng nấm linh chi, quy trình kỹ thuật trồng rau mầm từ mạt thải sau trồng nấm rơm, quy trình làm phân hữu cơ từ mạt cưa trồng nấm, kỹ thuật thiết kế xây dựng nhà trồng; giới thiệu một số mô hình đã thực hiện trên địa bàn huyện Đức Linh về trồng nấm, rau mầm…; những thuận lợi và hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường khi thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn này.

Bên cạnh đó, tại buổi tập huấn báo cáo viên còn trình bày một số lưu ý cần thiết khi thực hiện mô hình: giá thể sau khi trồng rau mầm nên hạn chế việc sử dụng lại hoặc sử dụng nguồn giá thể mới để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất; lựa chọn các loại mạt cưa không có tinh dầu hay chất thơm vì gây ngộ độc cho nấm. Mạt cưa phải sạch, không bị nhiễm mốc… 

Thông qua buổi tập huấn đã giúp các đại biểu có thêm những kiến thức bổ ích. Hi vọng trong thời gian tới, mô hình này sẽ được triển khai nhiều nơi trên địa bàn huyện, từ đó tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn, có giá trị cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm thiểu việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các tác động xấu đến môi trường từ hoạt động sản xuất nông nghiệp./.

                                                                                                                                      Tác giả bài viết: Hồ Văn Khang

 


Các tin tiếp
Tập huấn trực tuyến “Ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng cây bụp giấm theo tiêu chuẩn GACP-WHO, hướng sản xuất dược liệu, thực phẩm chức năng tại tỉnh Bình Thuận”   (2/12/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật canh tác nông nghiệp hữu cơ nâng cao giá trị sản phẩm, an toàn sức khỏe”   (19/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Chăm sóc sức khỏe trong đại dịch Covid -19”   (11/11/2021)
Tập huấn trực tuyến “Mô hình tạo chuỗi sản phẩm nấm, rau mầm, phân hữu cơ từ một nguồn nguyên liệu ban đầu”   (20/10/2021)
Tập huấn trực tuyến “Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý cho cây thanh long và Giới thiệu giải pháp đạt giải Hội thi “Phương pháp quản lý tổng hợp bệnh đốm nâu trên cây thanh long bằng biện pháp bao trái phối hợp với các biện pháp khác”   (12/10/2021)
Tập huấn phổ biến, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ dự thi Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 16 (2020-2021) cho các tác giả và nhóm tác giả có giải pháp tham gia   (21/9/2021)
Tập huấn phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên   (26/10/2020)
Tập huấn “Kỹ thuật thâm canh lúa cải tiến theo phương pháp SRI thích ứng biến đổi khí hậu”   (13/8/2020)
Kỹ thuật trồng dưa lưới trên giá thể trong nhà màng   (17/12/2019)
Giải pháp hệ thống tưới nước tiết kiệm đa năng hiệu quả cho cây trồng   (22/11/2019)
Phổ biến kiến thức “Kinh nghiệm chăm sóc thanh long trái vụ”   (25/9/2019)
Nguyễn Bùi Anh Kiệt, Gương sáng đam mê sáng tạo   (26/7/2019)
Cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật chứa Trichlorfon và Carbofuran   (26/3/2018)
KỸ THUẬT ÚM GÀ CON VÀ CHĂM SÓC GÀ CON GIAI ĐOẠN TỪ 1 – 28 NGÀY TUỔI   (23/11/2016)
Khai thác mủ trôm bằng máy khoan.   (11/1/2016)
Tìm kiếm
Liên kết
Mạng thông tin
Thống kê truy cập
Số lượt truy cập :    4844129